BỌ XÍT MUỖI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Bọ xít muỗi và biện pháp phòng trừ


Bọ xít muỗi tại Việt Nam được biết đến là một loài côn trùng gây hại trên cây công nghiệp như điều, ca cao là chính. Tuy nhiên, hiện nay với tình hình biến đổi khí hậu, đa dạng cây trồng và mùa vụ, bọ xít muỗi còn tấn công sang cả những vườn cây ăn trái như cây có múi, xoài, mãng cầu... làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của các loại cây này. Vấn đề hiện nay là nhiều nông dân vẫn chưa biết bọ xít muỗi hoặc triệu chứng gây hại của chúng nên công tác phòng trừ gặp nhiều khó khăn.

Bọ xít muỗi gây hại nặng trên mãng cầu vùng Tây Ninh mà bà con hay gọi là “bệnh cùi đọt”


0102

Bọ xít muỗi gây hại trên cây có múi ở Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre...

0304

Bọ xít muỗi gây hại cây hồ tiêu ở vùng Đăk Lăk, Gia Lai, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai...

0506

Bọ xít muỗi gây hại cây bơ....

0708

Bọ xít muỗi gây hại cây chè

0910

Đặc điểm hình thái và tập tính sinh hoạt:

Bọ xít muỗi Helopeltis spp. thuộc bộ cánh nửa Hemiptera, họ Miridae, là loài đa thực, gây hại trên nhiều loại cây trồng như ca cao, tiêu, điều, bông, chè, cây có múi, xoài, mãng cầu, khoai lang... Bọ xít muỗi có một cột sống đặc trưng trên ổ bụng và có sự khác biệt về màu sắc giữa các loài (H. theivora có màu xanh lá cây, H. antonii có màu nâu đỏ).

1112
Trưởng thành bọ xít muỗi xanh
(Helopeltis theivora)
Trưởng thành bọ xít muỗi đỏ
(Helopeltis antonii)

Bọ xít muỗi dùng vòi chích xuyên qua các mô thực vật, nước bọt của chúng rất độc, gây ra các vết hoại tử trên lá non, cành, trái non, tạo thành các vết sẹo trên lá trên trái, gây biến dạng trái, gây chết chồi, cành cây hoặc toàn bộ cây. Chúng thường xuất hiện chích hút nhựa vào sáng sớm và chiều mát, những ngày âm u có thể hoạt động cả ngày, gây hại bắt đầu từ đầu mùa mưa đến cuối mùa mưa, là giai đoạn cây tập trung đâm chồi, lá non và ra hoa kết trái.

Vòng đời bọ xít muỗi từ từ 27 đến 42 ngày tuỳ điều kiện thời tiết. Bọ xít muỗi trưởng thành có thể sống trong vài tuần, dài từ 6,5 đến 8,5mm, có gai nhọn phía giữa ngực, chân dài và mỏng manh như chân muỗi. Con cái có thể đẻ 30-50 trứng trong thời gian sống. Trứng có màu trắng, dài khoảng 1mm, được đẻ rải rác hoặc thành cụm trên thân, cuống lá non, hoặc các bộ phận đang phát triển khác của cây, trứng nở sau một tuần. Ấu trùng có hình thái trông giống thành trùng, di chuyển rất nhanh, khi có động chúng thường trốn xuống mặt dưới của lá hoặc thả mình rơi xuống đất để trốn, thường cư trú trong những cây, bụi rậm xung quanh vườn, chích hút đọt non, lá non hoặc các bộ phận đang phát triển khác của cây, ấu trùng trải qua 5 tuổi với tổng thời gian là 10-16 ngày.

13

14


Biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi:

  1. Đất có hàm lượng Kali cao, có acid Photphoric, thường ít thấy bọ xít muỗi tấn công. Nên tăng cường bón phân có chứa Lân và Kali.
  2. Tỉa cành, tạo tán sau thu hoạch, phát quang bụi rậm, thu gom, tiêu hủy những bộ phận gây hại, bắt ấu trùng bằng tay nếu phát hiện được.
  3. Sử dụng những loại nấm, ong ký sinh trứng, ấu trùng để tiêu diệt; nuôi kiến xanh, kiến vàng trong vườn để kiến ăn bọ xít, nhưng phải kiểm soát chặt chẽ vì kiến rất hung hăng, có thể tấn công con người và cả những côn trùng có ích khác; bảo vệ nguồn thiên địch như chim, nhện trong vườn.
  4. Vào mùa mưa, bà con nên thăm vườn thường xuyên, khi phát hiện bọ xít muỗi gây hại thì phun vào lúc sáng sớm hay chiều tối bằng Permecide 50EC liều lượng 250 – 300ml/200lít nước. Khi mật số bọ xít muỗi nhiều bà con nên kết hợp Permecide 50EC với một trong các thuốc sau để phun xịt Brightin 1.8EC (200ml/200l nước), Actimax 50WG(150g/200l nước), Thiamax 25WG (50g/200l nước). Thông thường phải xử lý vào các thời điểm: khi cây đang ra lá non chuẩn bị ra hoa, khi chồi hoa mới nhú và khi đậu trái non, mỗi đợt phun 1-2 lần cách nhau 7-10 ngày.

Tài liệu tổng hợp.

Nguyễn Thị Hồng Thủy - Hoptri - AnBIO.vn

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận