Giun đất, nhầy nhụa mà hữu ích!

Ai lại không thích giun đất cơ chứ. Ý tôi là loại giun đất trong vườn. Chúng vô hại và không quá khó xử lý - chúng không cắn, cũng chẳn đốt. Mỗi lần xuất hiện chúng cũng chẳng làm gì quá đáng, chỉ trườn quanh trong đất và quằn quại điên cuồng khi bị xẻng đụng trúng, nhất là khi bạn vô tình chặt chúng làm đôi. Ôi, tôi luôn thương hại những chú giun bị lạc trên lối đi ẩm ướt sau một trận mưa như trút nước về đêm – nếu không chui được trở lại vào đất, chúng sẽ không thể sống sót khi mặt trời lên. Chúng có thể là những sinh vật đầu tiên mà lũ trẻ tiếp xúc, ngoài ốc sên, để rồi ký ức trẻ thơ tươi vui sẽ lưu lại mãi mãi.



  • Trong chương này, tôi sẽ chỉ cho bạn thấy những gì giun có thể làm cho đất vườn và chúng đem lại lợi ích thế nào thông qua việc giảm lượng tiêu thụ nước và phân bón, từ đó giảm chi phí. Giun đất thực sự là những người thợ kỳ diệu trong khu vườn, nhất là nếu bạn trồng rau, vườn rau của bạn sẽ khiến cả khu phố ganh tị, còn bạn có thể tự đắc với ý nghĩ mình đang phô diễn các kỹ thuật thực hành làm vườn bền vững thân thiện môi trường bằng cách giảm lượng rác thải đi ra bãi rác.
  • Còn đám trẻ sẽ rất thích thú với các thùng nuôi giun. Chúng sẽ có dịp tiếp súc với loại hình thực hành làm vườn bền vững thân thiện môi trường bằng cách giảm lượng rác thải đi ra bãi rác.
  • Còn đám trẻ sẽ rất thích thú với những thùng nuôi giun. Chung sẽ có dịp tiếp xúc với loại hình thực hành bền vững này và được học những kiến thức liên quan theo một cách đầy thú vị.

Đem lợi ích của giun đất vào khu vườn

  • Tin hay không tuỳ bạn, giun đất làm cho khu vườn của bạn trở nên bền vững. Chúng duy trì chất lượng đất bằng cách cải thiện cấu trúc đất. Các loài giun đất phổ biến trong vườn liên tục đào hang và đường hầm ở ngay dưới chân bạn và trong những thảm vườn; chúng ăn, bài tiết và cải tạo đất, tất nhiên với điều kiện thức ăn cần thiết cho chúng luôn có sẵn.
  • Đã bao giờ bạn nghĩ xem thức ăn của giun thực ra là gì chưa. Chế độ ăn của chúng khá thú vị và phân do chúng sản xuất ra có thể nói là nguyên liệu thần kỳ cho khu vườn bền vững của bạn vì chúng chứa đầy vi khuẩn và vi sinh vật đã được tiêu hoá. Chất thải của giun được gọi là phân trùn.
  • Về mặt kỹ thuật, phân trùn không phải là phân bón mà là chất điều hoà đất, giúp cải thiện cấu trúc và độ màu mỡ cho đất [phân ngựa, vôi, lưu quỳnh và thạch cao cũng là các chất điều hoà đất]. Phân trùn và phân ngựa có rất ít giá trị dinh dưỡng nhưng vẫn cải thiện cấu trúc đất bằng cách thu hút các vi sinh vật có lợi có tác dụng cải thiện tính sẵn có của dưỡng chất trong đất cho cây. Vôi, lưu huỳnh và thạch cao hỗ trợ thay đổi độ pH của đất, do đó làm cho cây dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng hơn.
  • Tôi luôn nghĩ đám giun đất đã luôn ở trong vườn chỉ luôn miện nhóp nhép khắp các tầng đất bẩn, lá mục và các chất phân huỷ khác trong vườn, và thực tế đúng là như vậy, nhưng kỳ thực chúng đang tìm kiếm những vi sinh vật rất nhỏ và vi khuẩn sống trong đất, cùng các chất phân huỷ. Vi sinh vật và vi khuẩn là món ăn mà chúng ưa thích – và một con giun đất hình như mỗi ngày có thể ăn lượng thức ăn bằng một nửa trọng lượng của nó. Giun có cổ họng, giống mề của loài chim, và trong cổ họng của giun, các vi sinh vật và vi khuẩn, cùng đất đi kèm với chúng, được nghiền thành những hạt nhỏ mịn nhất. tất cả những thứ này đi qua đường tiêu hoá. Có vẻ như toàn bộ cơ thể giun chỉ là một dải dài cổ họng nói với ruột.
  • Chất cuối cùng mà giun thải ra [phân, phân trùn, hay bất cứ tên gọi nào khác bạn muốn đặt cho nó] rất giàu dinh dưỡng và vi khuẩn từ ruột giun. Ngoài ra còn có một hỗn hợp gồm đất và đất ở lớp đất mà giun nuốt vào trong lúc đào hầm ở ngay dưới mặt đất hoặc trong lòng đất. Đây là vị thuốc tiên sẽ khiến đất của bạn “lột xác” thành một thực thể sống màu mỡ.
  • Giun làm cho đất trở nên tơi xốp, và đất còn được thông khí nhờ hệ thống đường hầm và hang nối liên tục mở rộng. Nhờ đất được thông khí nên nước dễ đi vào đất hơn và đất giữ ẩm tốt hơn. Cây cối được tiếp thêm sinh lực và phát triển mạnh vì giờ đây rể cây len lỏi vào đất dễ hơn và có thể hút từ đó một lượng ẩm cùng các chất dinh dưỡng sẵn có dồi dào, tất cả điều nhờ vào phân trùn giàu vi sinh vật. Nếu đất trong khu vườn bền vững của bạn bị chua [khi độ pH nhỏ hơn 7], phân trùn sẽ hỗ trợ tăng độ pH lên mức trung tính hơn. Thực ra giun bài tiết can-xi cac-bon- nat [ vôi ] , và những chất tiết này giúp tăng độ pH của đất. Quả là những sinh vật nhỏ bé thông minh.


Loại giun nào là phù hợp.

  • Dù cấu tạo cơ thể của các loài giun gần giống nhau nhưng trên thế giới loài này có đến hơn 6.000 chủng. Mỗi vùng sẽ có hệ động thực vật bản địa đặc thù, theo đó những giống giun bản địa ở đó cũng rất đặc thù. Hãy tìm hiểu về các loại giun tại địa phương nơi bạn sống. Giống như hầu hết các loài giun, giun đất bò lên mặt đất vào ban đêm khi trời tối và mát mẻ. Với sự che chở của bóng tối, chúng được an toàn, không bị săn đuổi bởi những con chim đói khát phiền toái. Khi ở trên hay gần mặt đất vào ban đêm, chúng nhai đám lá khô đẹp đẽ và để lại thứ phân trùn màu mỡ giúp làm giàu cho khu vườn bền vững của bạn. Giun cũng giao phối trên mặt đất, vào ban ngày, chúng đào hang và đường hầm dưới mặt đất, lánh hẳn khỏi những kẽ săn mồi.
  • Loài giun đất bạn bắt gặp trong vườn nhà rất khác với loài được dùng trong các thùng nuôi giun mà tôi sẽ phân tích trong mụt “Các loại giun nuôi trong thùng’’ ở phần sau của chương này.

Thu hút và giữ chân giun đất

Giun đất mang lại vô vàn lợi ích cho khu vườn của bạn. vấn đề đầu tiên là làm thế nào để thu hút một lượng lớn giun có ích đến vườn và làm thế nào để chúng sống vui vẻ ở đó, rồi sinh sản và định cư trên những luống đất. Bạn cần trở lại với yếu tố nền tảng của khu vườn là đất. Nếu đất nghèo nàn, bạn cần cải tạo đất. Tuy nhiên bạn đừng hoảng, vì có thể trong vườn nhà bạn đã có sẵng một lượng giun dồi dào – chỉ là bạn không nhìn thấy chúng vì chúng chỉ chui lên để kiếm ăn vào ban đêm.

Tạo các điều kiện lí tưởng

  • Giun ghét cay ghét đắng ánh sáng mặt trời và sự khô hạn – cơ thể nhỏ bé nhạy cảm của chúng không thể sống sót trong những điều kiện như vậy. Chúng cũng khá kén chọn môi trường đất về mặt độ pH. Lý tưởng nhất là đất có độ pH trong khoảng 5,5 – 8,5 để thu hút chúng tới và giữ cho chúng được khoẻ mạnh. Giun sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu đất có độ pH nằm ngoài phạm vi đó, thực tế là chúng sẽ chết hoặc di chuyển đến nơi khác.
  • Nếu đất vườn có tính axit [độ pH dưới 7], bạn có thể mua phân trùn để giúp tăng độ pH lên mức trung tính.
  • Vi khuẩn và vi sinh vật, những thức ăn ưa thích của giun, phát triển mạnh trong lá khô và những chất hữu cơ đang phân huỷ. Vi sinh vật và vi khuẩn phân huỷ chất hửu cơ, và điều này rất hấp dẫn đối với giun đất. Vì vậy cần đảm bảo những luống đất trong vườn được che phủ tốt bởi vật liệu che phủ hay các chất hữu cơ đang phân huỷ, lá khô, hoặc lí tưởng nhất là mùn từ phân ủ, tức chất hữu cơ khác, mùn là nguyên liệu hoàn hảo để rải lên những luống cây.
  • Khi tôi nói đến “chất hữu cơ” không có nghĩa tôi bảo bạn ném vỏ chuối, vỏ hoặt lõi táo thẳng ra vườn. Rõ ràng là những thứ này sẽ ở nguyên đó và tạo vẻ khó coi trong mắt những vị khách đến chiêm ngưỡng khu vườn bền vững của bạn. Những mẩu vụn này sẽ tiếp xúc với gió, mưa, mặt tời và do đó không phải là vật chủ tuyệt hảo cho vi khuẩn và vi sinh vật. Ở trong đó vi sinh vật sẽ bị chết đuối, hoặt bị mất nước hay bỏng nặng! Tuyệt vời nhất là những mẩu đồ ăn thừa này nên được cắt nhỏ rồi đem trộn với các chất khác, sau đó được che chắn cẩn thận và đậy kính trong một khoảng thời gian như cách ủ phân hữu cơ.
  • Tuy nhiên bạn vẫn có thể cung cấp chất hữu cơ mà không cần ủ phân. Hãy nhìn quanh khu vườn bền vững của bạn. Nếu có lá khô và những thứ mụt nát ở góc cây và cây bụi, hãy cào nó lên và trải nó lên những luống đất. Rất có thể trong đó đã có sẵn một đội quân vi khuẩn đang thầm lặng phát huy hết sở trường là nhai nát những vật liệu đang phân huỷ.
  • Hãy ghi nhớ kiểu môi trường ưa thích của giun – tối tăm, ấm ướt và những thứ mụt nát – và thử đặt giấy báo ướt lên những luốn đất, sau đó trải vật liệu che phủ lên trên. Biện pháp này tạo nên một môi trường hấp dẫn và an toàn cho gia đình giun. Báo ướt giữ ẩm cho bề mặt đất, lớp che phủ phía trên giữ ẩm cho giấy báo, và cuối cùng vi khuẩn sẽ phân huỷ toàn bộ chỗ vật liệu đó để tạo ra nhiều thức ăn hơn nữa cho giun.
  • Mặc dù điều kiện ẩm ướt rất cần thiết cho sức khoẻ của giun, nhưng bạn, và cả chúng, đều sẽ không thích những luống đất sũng nước.

Rãnh nuôi giun

Nếu bạn muốn nuôi giun đất trong vườn nhưng không muốn thiết lập và duy trì thùng nuôi giun, mà tôi sẽ phân tích chi tiết ở phần còn lại của chương trình này, bạn có thể thử một phương pháp gọi là: Phương pháp này giúp phục hồi và bổ sung dinh dưỡng cho đất, theo đó bạn bỏ rác thải, phân chuồng và giun đất vào một cái rảnh. Dưới đây là cách làm:

1. Đào một cái rãnh dài tối thiểu 1m, rộng khoảng 10 cm và sâu 25 cm.

Trên thực tế bạn có có thể đào một cái rãnh dọc toàn chu vi vườn rau để tạo thành một đường bao.

2. Đổ đầy phân động vật và rác thải nhà bếp vào rãnh.

Chỉ sử dụng phân của động vật ăn cỏ như ngựa, bò, cừu, dê hoặt gà và băm nhỏ rác thải nhà bếp, sao cho mẩu lớn nhất chỉ chừng 1 cm.

3. Chuyển một ích giun từ phân ủ vào rãnh bằng cách rải đều chúng lên phân và rác thải.

Đừng lo lắng nếu bạn không có phân ủ - rãnh sẽ thu hút giun đến.

4. Phủ 2 – 5cm đất lên trên chỗ phân và rác rồi để cho giun làm nhiệm vụ của chúng.

  • Giun sẽ di chuyển qua đám chất hữu cơ, để lại thứ phân trùn màu mỡ phía sau giúp tăng độ phì nhiều cho đất và khiến tất cả những loại dưỡng chất giàu giá trị dễ tiếp cận hơn với cây trồng. Khi đám giun đã hoàn tất phép màu của chúng, bạn có thể mở rộng rãnh , vì chúng sẽ tự động di chuyển đến nơi có sẵn nguồn thức ăn miễn phí – trong phần bên cạnh của rãnh.
  • Một số người chôn trực tiếp rác thải nhà bếp xuống thành từng đống rải rác khắp vườn. Tuy nhiên việc này là không nên vì bạn có thể vô tình làm ô nhiễm đất.
  • Nếu bạn quyết định thử làm rãnh nuôi giun, trước hết cần xay qua rác thải nhà bếp. Không cần biến chúng thành chất lỏng mà chỉ cần xay nhỏ thành những mẩu vụn chừng chưa đầy 1cm. Bạn xay càng nhỏ thì chúng sẽ phân huỷ càng nhanh và nhờ đó cung cấp càng nhiều vi khuẩn làm thức ăn cho giun. Quá trình biến rác thành phân trùn do đó cũng mau chóng hơn hẳn, và tất cả các loại hạt cũng bị nghiền vỡ để không một loại cây không mong muốn nào mọc lên trong rảnh.

Thùng nuôi giun là gì?

  • Trung bình khoảng một phần tư dung lượng thùng rác của các hộ gia đình là thức ăn thừa, vậy là hằng ngày sẽ có một lượng lớn rác thải hữu cơ đi vào bãi rác. Rác thải hữu cơ thường đưa vào túi ni- lon, rồi dần thối rữa và mục nác, rốt cục trở thành mớ hỗn độn kỵ khí ghê tởm, thải ra khí mê- tan độc hại, giải phóng khí các- bon đi-ô-xít vào khí quyển và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
  • Thật là một sự lãng phí và tổn hại môi trường khủng khiếp, những mẩu thức ăn thừa từ nhà bếp có thể được dễ dàng biến thành một chất giàu dinh dưỡng để cải thiện và tăng tính bền vững cho khu vườn do giúp nâng cao độ màu mỡ của đất. Tất cả những gì bạn cần làm là mua hoặc tự làm một thùng nuôi giun, vốn không hề khó khăn hay tốn kém, thùng nuôi giun sau khi được dựng xong đòi hỏi rất ít sự chăm sóc, vì nó gần như có thể tự chăm lo.


Các loại giun phù hợp cho thùng nuôi giun

Một điểm quan trọng cần nhớ là trong thùng nuôi giun, bạn không thể sử dụng tuỳ tiện bất kỳ loại giun đất vườn phổ biến nào, người bạn dưới lòng đất này rất hữu ích cho khu vườn. Giun thích định cư trong thùng nuôi giun là giống khác với giống giun đất trong vườn. Giống giun nuôi trong thùng sẽ chết nhanh chóng ở môi trường mở của khu vườn, và tương tự, thùng nuôi giun đối với giun đất sẽ là một môi trường quá thừa chất dinh dưỡng.

Không như giun đất vốn chỉ chui lên mặt đất kiếm ăn vào ban đêm, những giống giun nuôi là cư dân sống trên mặt đất. Chúng thích sống trong một lớp bề mặt dày và giàu dinh dưỡng với thành phần là các chất đang phân huỷ, chẳng hạn như lá mục, giống thảm lá trong rừng nhiệt đới.

Ở Úc, những giống giun nuôi thường được gọi với những cái tên như “giun đỏ”, “giun hổ” và “giun xanh” hay “giun xanh Ấn Độ”. Đôi khi khó mà phân biệt được các giống này nhưng thường thì giun hổ có sọc ngang, hai giống còn lại có màu ánh đỏ hoặc ánh xanh. Thật ra cũng khá dễ. Điều quan trọng cần nhớ là tất cả những loại giun này đều ưa thích cùng một kiểu môi trường sống - tối, ẩm, mát, nhiều thức ăn và oxy.

Bạn có thể mua giun nuôi thùng từ các nhà cung cấp thương mại, rất dễ tìm kiếm. Để bắt đầu, bạn cần khoảng 1.000 con giun và sẽ mua theo trọng lượng [tôi thực sự không nghĩ có ai đó đếm từng con một], tức vào khoảng 250g bất kể thùng nuôi của bạn kích cỡ ra sao. Giun sẽ tự đều chỉnh quần thể của chúng để bạn không  phải đối mặt với tình trạng quá tải. Số  lượng giun ban đầu càng lớn, chúng sẽ tiêu thụ thức ăn thừa càng nhanh và càng chóng tạo ra phân trùn màu mỡ, thứ chất bài tiết chứa đầy vi khuẩn và vi sinh vật đã được tiêu hoá rất tốt cho khu vườn. Ngoài ra giun còn cho một sản phẩm giàu dinh dường khác, một loại phân bón lỏng mà tôi gọi là nước tiểu giun.

Nước tiểu giun là chất lỏng tích tụ ở dưới đáy thùng nuôi giun. Đó là loại phân bón tuyệt vời, nhưng khá mạnh nên cần được pha loãng với với tỷ lệ 1:5, để trông như một thứ nước trà đen nhạt. Đôi khi dung dịch này cũng được gọi là trà trùn. Bạn có thể tưới nước tiểu giun pha loãng vào góc cây hoặc tưới vào đất, hay dùng làm nước bón lá bằng cách phun lên tán lá.

Phân trùn từ thùng nuôi giun có thể được sử dụng theo các cách sau:

  • Rải thành một lớp dày khoảng 2,5cm quanh gốc cây.
  • Rải quanh các đường tưới nhỏ giọt [phần viền đất bao quanh gốc cây thân gỗ hoặc cây bụi cây và bằng độ rộng của tán cây hay bụi cây] của cây ăn quả  và cây bản địa vào mùa xuân và mùa thu, rồi tưới đủ nước.
  • Trộn vào giá thể gieo hạt tự chế hoặc hỗn hợp đất trồng chậu.
  • Pha loãng với nước để có một loại phân bón tuyệt hảo. Trộn một sẻng nhỏ với khoảng 9 lít nước, khuẩy đều và dùng để tưới.

Lắp đặt thùng nuôi giun

Bước quan trọng trước tiên là tiềm vị trí thích hợp để đặt thùng nuôi giun. Đó phải là nơi mát mẻ và có bóng râm, đặc biệt là vào những khi tiết trời ấm. Đó cũng phải là nơi bạn dễ tiếp cận, sao cho mọi thành viên trong gia đình đều có thể thả rác nhà bếp vào thùng dễ dàng. Không ai thích đi đổ rác vào một đêm lạnh lẽo nếu thùng nuôi giun nằm ở một góc tối, dưới một bụi cây thấp đầy gay ở sân sau. Và bạn cần thêm một chiếc xe cút kít đặt gần đó để có thể xúc phân ra. Hãy cân nhắc tất cả những yếu tố quan trọng này.

Nếu bạn quyết định mua thùng nuôi giun, hiện có sẵn khá nhiều loại khác nhau tại các trung tâm làm vườn hoặc cửa hàng dụng cụ kim khí - kèm theo hướng dẫn. Thùng nuôi giun thường được làm từ nhựa và có ba ngăn xếp chồng lên nhau. Ngăn dưới cùng có bộ lọc, ngăn ở giữa để thu gom phân trùn và ngăn trên cùng là nơi giun sống, ăn, giao phối va đẻ trứng.

Thùng nuôi giun bán sẵn hiệu quả và thân thiện với người dùng vì chúng được thiết kế cho mục đích đó, nhưng bạn cũng có thể tự làm lấy. Đây phương án vừa kinh tế vừa khá thú vị. Một thùng chứa cũ được tái sử dụng để nuôi giun sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho khu vườn bền vững.

Về cơ bản, thùng nuôi giun có nhiều lớp. Các lớp này nhất thiết phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

  •  Được thông khí để giun và vi khuẩn có thể hô hấp.
  • Đủ sâu để giun chui xuống và giữ mát cho cơ thể [ đặc biệt quan trọng đối với lớp trên cùng nơi giun quanh quẩn đi tìm thức ăn ].
  • Thân thiện với người dùng, dể thoát nước tiểu giun và và dễ lấy phân trùn từ ngăn giữa mà không làm động đến giun hay nang trứng của chúng ở lớp trên cùng.

Để quần thể giun trong thùng sinh sôi, nang trứng phải luôn ở lớp trên cùng và được cấp đủ các chất đang phân huỷ và thức ăn thừa.

Lắp thùng nuôi giun tức là xếp lớp, kiên nhẫn và không để lòng tốt giết chết đám giun vì cho chúng ăn quá nhiều. Tôi biết lũ giun tiêu thụ lượng thức ăn bằng một nửa trọng lượng cơ thể chúng trong một ngày [ người ta cũng nói vậy ] nhưng phàm ăn đến đâu cũng phải có chừng!

Nếu muốn tự làm thùng nuôi giun, bạn có một vài lựa chọn sau.

Nuôi giun trong bồn tắm hoặc bồn giặt cũ

Tận dụng bồn tắm hay bồn giặt cũ bằng cách biến nó thành thùng nuôi giun!

  1. Rạch nhiều khe ở cạnh bồn và đặt bồn lên vài hòn gạch.

Một máy mày góc có lẽ là dụng cụ phù hợp nhất cho công việc này. Những khe hở là tối cần thiết cho việc thoát nước và thông khí, khe dài khoảng 5cm, rạch thẳng đứng từ dưới lên. Đối với bồn giặt loại phổ thông, bạn có thể tạo hai khe ngang ở mỗi bên cạnh bồn, mỗi khe dày khoảng 10cm và cách nhau 10cm.

  1. Đặt tấm lưới mắt nhỏ trên lỗ thoát nước rồi trải lên đó một lớp đá dăm dày khoảng 5cm.

Đặt một cái xô bên dưới lỗ thoát nước để thu nước tiểu giun.

  1. Bên trên lớp đá dăm, trải một lớp thảm chặn cỏ, lưới chắn nắng hoặc vải bố.

Lớp này nhằm ngăn không cho phân trùn bị lẫn vào đá dăm, phủ hai lượt sẽ giúp bạn lấy phân trùn vô cùng dễ dàng.

  1. Ngâm xơ dừa hoặc rơm vào nước và trải một lớp dày khoảng 10cm vào một nửa bên bồn.
  2. Tiếp tục trải lên một lớp phân chuồng hoai mục dày 5cm và cho giun lên trên.

Có thể thay thế bằng phân ủ thành phẩm [mùn] nhưng phân chuồng giúp tăng tốc quá trình phân huỷ.

  1. Trải một tấm thảm ẩm hoặc một lớp giấy báo ẩm dày [khoảng 10 tờ] ở trên cùng.
  2. Cho giun ăn rác thải nhà bếp bằng cách cứ vài ngày một lần, rải một lớp rác dày khoảng 5cm xuống bên dưới tấm thảm hoặc lớp báo, vẫn chỉ sử dụng nửa khoang bồn giặt.
  3. Khi các mảnh vụn rác đã phân huỷ, lặp lại bước 4 và 5 [ nhưng không động vào giun ] ở nửa khoang bồn tắm còn lại và bắt đầu chất rác thải nhà bếp cùng với một tấm thảm hay giấy báo ướt ở trên cùng.

Những con giun sẽ nhanh chóng di cư đến nguồn thức ăn mới, để lại phía sau thứ phân trùn quý giá, và bạn có thể lấy phân ra.

  1. Sau khoản ba tuần, để cho trứng nở rồi chuyển giun con sang khoang bên kia của bồn, lấy phân trùng ra.

Cẩn thận nhắc thảm hoặc giấy báo ra, rồi múc lấy phân trùn, hoặc nhắc lưới chặn cỏ, lưới chắn nắng hoặc vải bố lên và cào lấy phân trùn để sử dụng cho khu vườn bền vững.


Nuôi giun trong thùng xốp cách nhiệt

Loại thùng nuôi nay rẻ như bèo. Tất cả những gì bạn cần là hai thùng xốp có nắp đậy kích thước khoảng 60 x 90cm, sâu 30cm. Các cửa hàng rau quả và siêu thị thường có rất nhiều loại thùng này và sẵn lòng cho những người cần đến chúng: Dưới đây là cách ghép hai thùng với nhau:

  1. Chọn một khoảng dưới đáy thùng có diện tích cỡ lỗ thoát nước rồi đục nhiều lỗ nhỏ trong khoảng đó, mỗi lỗ cách nhau chừng 1cm.

Một chiết xiên nhọn có thể tạo những lỗ đủ lớn để thoát nước tiểu giun và thông khí.

  1. Đặt một lưới chống ruồi hoặc thứ tương tự để che lên phần lỗ thoát nước vừa đục.

Lưới sẽ ngăn không cho bất kỳ chú giun quý giá nào rơi xuống khoang thùng dưới và chết đuối trong nước tiểu giun. Có người đặt một viên đá hay gạch vào khoang thùng dưới để nếu không may bị lọt xuống thì có chỗ bám vào và không bị chết đuối.

  1. Đặt thùng được đục lỗ lên trên thùng rỗng còn lại.
  2. Trong thùng bên trên, tạo một lớp thảm nhỏ xinh dày khoảng 10 - 15cm từ nhiều lớp chất hữu cơ ẩm ướt như lá cây, phân ngựa hoai mục, rác thải nhà bếp, phân ủ, giấy báo vụn, rồi bỏ giun vào.

Mọi nguyên liệu phải thật ẩm trước khi cho giun vào.

  1. Che phủ giun bằng giấy báo hoặc vải bố ướt để giữ cho nhiệt độ thùng nuôi giun ổn định, rồi đậy nắp thùng xốp lại.
  2. Đều đặng bổ sung từng lượng nhỏ rác thảy nhà bếp vào thùng bên trên, rải rác lên mặt trên cùng.


Tốt nhất là cách vài ngày bạn cho giun ăn một lần; hãy theo giõi chúng tiến triển ra sao. Nếu chúng có vẻ muốn ăn nhiều hơn thì tăng lượng thức ăn. Để đẩy nhanh quá thình, hãy xay rác nhà bếp bằng máy xay, chỉ xay nhỏ chứ không xay thành nước. Những mẩu vụn thức ăn càng nhỏ, vi khuẩn sinh sôi càng nhanh và giun sản xuất phân càng nhanh hơn.

Sau vài tháng, khi bạn thấy một lớp chất màu nâu sậm trong như đất ở bên dưới lớp thức ăn thừa, đó chính là phân trùn đã sẵn sàng để thu hoạch.

Bạn sẽ có khoảng 6 – 8 cốc phân trùn, nên có lẽ cần sử dụng găn tay cao su. Dùng tay gạt thức ăn thừa sang một bên và cẩn cào phân trùn ra từng chúc một. Giun rất gét sáng và sẽ nhanh chóng bỏ ra ngoài nếu bị phơi ra ánh sáng. Nếu bạn tóm được chú giun nào, hãy nhẹ nhàng thả chúng trở lại ngôi nhà giàu dinh dưỡng của chúng trong thùng. Khi thu hoạch phân trùn xong, bạn nhớ rải thức ăn trở lại.

  1. Kiểm tra thùng bên dưới thường xuyên để thu nước tiểu giun nếu có.


Nuôi giun đất khoẻ mạnh và đủ dinh dưỡng

Nếu muốn có những con giun đất khẻ mạnh và vui vẻ, bạn cần tuân thủ một số điều. Nơi ở và thức ăn quan trọng đối với sức khoẻ của giun.

Vị trí thích hợp

Vị trí đặt thùng đóng vai trò cốt yếu đối với sức khoẻ và hạnh phúc của những chú giun.

Thùng phải được đặt ở khu vực được bảo vệ và che đậy trong vườn. Giun không thể sống nếu môi trường trong thùng nuôi trở nên quá nóng, và chúng cũng không chịu được ánh nắng trực tiếp. Chúng sống được trong nhiệt độ khoảng 10 – 300C, nhưng trong những tháng hè nóng nực, nhất thiết phải phủ vải bố hoặc giấy báo ẩm cho giun. Nhớ kiểm tra thường xuyên để duy trì độ ẩm.

Bạn cũng có thể treo lưới chắn nắng phía trên thùng nuôi giun để thùng được mát mẻ vừa được thông gió tốt. Hãy nhớ rằng không như giun đất thông thường, những chú giun nuôi này là loài sống trên mặt đất, và ở trong thùng, dù cò muốn đào xuống chỗ mát hơn thì chúng cũng không thể đào được.

Chế độ ăn thích hợp

Giun thường ăn bất cứ thứ gì từng là sinh vật sống, nhưng chúng cũng có những sở thích riêng. Và một số thứ sẽ gây bất lợi cho sức khoẻ của giun.

Giun thích ăn:


  •  Những mẩu thức ăn và rau tươi – không phải những thứ đã để cả tuần
  • Lá trà, bã cà phê, vỏ trứng nghiền vụn
  • Giấy báo vụn, hộp đựng trứng, thậm chí vỏ hộp pizza đã tưới ẩm
  • Phân chuồn – đặc biệt phân ngựa và phân cừu hoai mục
  • Bụi từ máy hút bụi và tóc cắt bỏ

Dưới đây là những loại thức ăn bạn cần hạn chế tối đa hoăc tránh tuyệt đối:

  • Cam quýt hoăc vỏ cam quýt
  • Tỏi
  • Vỏ hành
  • Vỏ khoai tây [ mặt dù có thể chấp nhận ở một mức độ vừa phải]

Và đừng cho giun ăn thịch hay ăn bánh mì – không phải bạn cho giun ăn mà đang cho đám chuột quanh đó ăn, và điều này nầy chẳn tốt cho giun chúc nào!

Chỉ cần nhớ đừng bỏ đồ ăn quá nhiều. Giun luôn đào lên phía trên vì vậy, nếu chúng chưa ăn gần hết những thứ bạn bỏ vào vày ngày trước đó mà bạn bỏ thêm nữa, chúng sẽ bỏ qua chỗ thức ăn cũ để ăn đồ ăn mới. Điều này khiến thức ăn cũ  bị ôi thiu và bốc mùi hôi thối. Trong trường hợp đó, hãy dừng bỏ thêm đồ ăn tới khi hết mùi, để giun xử lý cho hết đồ ăn.


TIÊP XÚC VỚI GIUN VÀ CHĂM SÓC GIUN

  • Nếu bạn phải tiếp xúc trực tiếp với giun, bất kể vì lí do gì, để di dời chúng hoặc chỉ để quan sát chúng và chỉ cho lũ trẻ xem, hãy làm việc này thật cẩn thận và nhẹ nhàng. Đảm bảo tay bạn phải sạch sẽ, không dính nhiên liệu từ máy cắt, hoặc máy cưa hay bất kỳ hoá chất nào khác. Làng da giun cũng rất nhại cảm, mặt khác chúng  không có bệnh tật gì nên khá an toàn với bạn!
  • Một thứ mà giun căm ghét hơn cả ánh sáng mặt trời và sự khô hạn đó là cái xẽng của bạn! Trái với suy nghĩ của mội người, nếu bạn vô tình chặt đôi một con giun bằn xẻng, nó sẽ chết, một cái chết khó chịu nhất. Đôi khi – và chỉ đôi khi thôi – nếu nhát bổ đó dịch sát vào phần đuôi, chổ đuôi đó có thể sẽ mọc lại, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

Trích "Làm vườn bền vững for dummies"  Donna Ellis

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận