Kích thích cây ra hoa, ra chồi bằng Thiourea 99%

- Đặc tính của Thiourea

Thiourea là hoá chất có tác dụng kích thích ra hoa trên xoài giống như Nitrate kali, là tác nhân làm phá vỡ miên trạng chồi (Charnvichit, 1992), tức là cũng thúc đẩy sự sản xuất ethylene (Esashi và ctv. 1975). Hiệu quả phá miên trạng thúc đẩy sự phát triển mầm hoa của Thiourea còn được giải thích theo cách khác là tác động giống như Cytokinin vì Halmann (1990) cho rằng hợp chất có chứa urea có thể thể hiện hoạt tính của Cytokinin.


- Hiệu quả của Thiourea lên sự ra hoa


Trên cây đào, Thiourea thúc đẩy cả mầm hoa và mầm lá phát triển ở điều kiện tích luỹ nhiệt độ thấp tối thiểu. Ở Đài Loan, nhiệt độ lạnh hàng năm từ 15-17oC, không đủ để phá miên trạng mầm hoa (đã hình thành dài từ 1,4-1,6 cm) cây Rhododendron pulchrum Sweet nhưng xử lý Thiourea ở nồng độ 0,5% đã làm cho mầm hoa phát triển nhanh hơn so với xử lý các chất phá miên trạng khác như Nitrate kali, dầu khoáng và cyanamic.

Thiourea có thể sử dụng để kích thích ra hoa hay phá miên trạng để ra chồi đồng loạt. Trên giống Nam Dok Mai 3 năm tuổi, Tongumpai và ctv. (1997) phun Thiourea ở nồng độ 0,5-1,0% để kích thích ra đọt tập trung. Ở nồng độ 0,5% cây ra đọt rất đồng đều sau 14-16 ngày, trong khi ở nồng độ 1% làm rụng lá rất nghiêm trọng. Trên giống xoài Kiew Savoey cây cũng ra đọt tập sau 14 ngày xử lý ở nồng độ 0,5%.

Về hiệu quả kích thích ra hoa xoài, Thiourea có tác dụng phá miên trạng và thúc đẩy sự phân hoá mầm hoa như Nitrate kali nhưng hiệu quả cao hơn gấp 2-3 lần. Nguyễn Lê Lộc Uyển (2001) cho biết trên cây xoài Cát Hoà Lộc 3 năm tuổi (nhân giống bằng phương pháp tháp) phun Thiourea ở nồng đố 0,5-0,75% có thể kích thích ra hoa 10% trong mùa nghịch, trong khi Nitrate kali ở nồng độ 2% không có hiệu quả. Ở cây 9 năm tuổi (nhân giống bằng hột) cây ra hoa 40% trong mùa nghịch khi phun Thiourea ở nồng độ 0,5%, cao gấp hai lần so với phun Nitrate kali ở nồng độ 2%. Ở Thái Lan, Thiourea thường được dùng để kích thích mầm hoa, thúc đẩy quá trình ra hoa sau khi đã xử lý PBZ. Charnvichit (1989) cho biết Thiourea có thể thúc đẩy sự phá miên trạng và đạt tỉ lệ ra hoa từ 79,2% và 100% sau khi xử lý PBZ từ 106 và 120 ngày. Tương tự, Tongumpai và ctv. (1997) cho biết trên giống xoài Kiew Savoey, cây sẽ ra hoa 100% khi phun Thiourea ở nồng độ 0,5% ở giai đoạn 120 ngày sau khi tưới gốc PBZ với liều lượng 6 g a.i./cây. Tuy nhiên, nếu xử lý Thiourea trước 75 ngày sau khi tưới gốc PBZ thì cây sẽ ra đọt 100%.

Earlee, tên thương mại của Thiourea ở Phillippines, được tìm thấy rất có hiệu quả như là một chất kích thích ra hoa trên những chồi được phun đầu tiên. Thiourea có hiệu quả kích thích cho xoài ra hoa mùa nghịch cao hơn so với Nitrate kali trên xoài “Pahutan”, “Carabao”, and “Pico” (Bondad, 1994) Nếu dựa trên hiệu quả của toàn cây thì ít nhất nó có hiệu quả gấp 4 bốn lần (Nieves, 1995). Nồng độ tốt nhất của Thiourea là 20 g/L nhưng 10 g/L có thể thấy được hiệu quả kích thích ra hoa (Bondad và ctv., 1978). Ở Thái Lan, nồng độ Thiourea được khuyến cáo ở mức 38-40 g/10 lít nước (Dokmaihom và ctv., 1996). Tuy nhiên, việc tăng nồng độ Thiourea có thể gây ra cháy lá và thiệt hại nghiêm trọng xoài ‘Pahutan’. Phun Thiourea không đều trên lá hay phun ở nồng độ cao dễ làm cháy lá (Hình 4.6), đây là một trở ngại rất lớn cần chú ý khi sử dụng loại hóa chất nầy.


Thiourea có thể kích thích làm phá vỡ sự miên trạng của mầm hoa sau khi xử lý PBZ từ 106-120 ngày và đạt tỉ lệ ra hoa từ 79,2% đến 100% (Charnvichit, 1989). Thiourea cũng là một hoá chất có triển vọng để phá vỡ sự miên trạng mầm hoa của cây sầu riêng. Chandraparnik và ctv. (1992) cho biết phun Thiourea ở nồng độ 1.500 ppm sau khi phun PBZ ở nồng độ 1.000 pm sẽ làm tăng tổng số hoa/cây 75% so với cây chỉ phun PBZ mà không phun Thiourea. Thiourea ở nồng độ từ 0,1-0,3% cũng được phun để kích thích cho chôm chôm và bưởi 5 Roi ra hoa đồng lọat sau khi xử lý paclobutrazol 40-50 ngày trên cây chôm chôm và 30 ngày đối với cây bưởi (Trần Văn Hâu và ctv. 2005).



AnBIO.vn

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận