Bệnh thối đen thân trên cây hoa hồng mùa mưa

     Bệnh thối đen thân trên cây hoa hồng có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể trước đó cây hoa hồng đã bị bệnh móc xám (có nơi gọi là bệnh mốc tro Botrytis blight) hoặc do nấm Coniothyrium, Phomopsis, Botryosphaeria và một số loại nấm khác  gây ra.

Một dấu hiệu thường thấy của hiện tượng thối đen thân trên cây hoa hồng do bệnh mốc xám gây ra
Một dấu hiệu thường thấy của hiện tượng thối đen thân trên cây hoa hồng do bệnh mốc xám gây ra (Nguồn ảnh: www.ces.ncsu.edu)

1. Thời điểm bệnh thối đen thân trên cây hoa hồng phát triển mạnh

Trong thời kỳ mát và ẩm ướt, nhất là vào mùa mưa hay những thời điểm mưa dầm liên tục hoặc thời điểm thời tiết lạnh là thời điểm bệnh thối đen thân trên cây hoa hồng phát triển mạnh.

2. Thối thân trên cây hoa hồng do bệnh mốc xám

Điều kiện thời tiết mưa và ẩm độ cao tạo ra sự kết hợp tuyệt vời để mang lại một cuộc tấn công Botrytis vào hoa hồng. Bệnh mốc xám (Botrytis blight) gây thối thân trên cây hồng thường xuất hiện từ tháng 4 và gây hại nặng từ tháng 5 – 8 hàng năm.

2.1 Dấu hiệu nhận biết bệnh mốc xám trên cây hoa hồng

+ Dấu hiệu bệnh mốc xám trên LÁ cây hoa hồng:

Trong mùa mưa, bệnh Botrytis blight ảnh hưởng đến chồi hoa hồng và cánh hoa hồng trước tiên. Dấu hiệu là trên các cánh hoa xuất hiện:

– Các chấm nhỏ màu hồng / đỏ (đối với các giống hoa hồng ít cánh) nhìn xa trông giống các giọt nước đọng trên cánh hoa (Hình 1).

– Phần rìa cánh hoa hồng bị thối nâu (đối với các giống hoa hồng dày cánh). Lúc này hoa hồng trông như những quả bóng, không thể nở bung cánh hoa ra->kết quả là một mớ hỗn độn của cánh hoa hồng màu nâu rồi từ từ thối rữa! (Hình 2)

Vào mùa mưa, bệnh mốc xám gây hại trên lá non và hoa hồng trước tiên, nặng hơn chúng sẽ làm thối đen thân cây hoa hồng
Hình 1: Vào mùa mưa, bệnh mốc xám gây hại trên lá non và hoa hồng trước tiên, nặng hơn chúng sẽ làm thối đen thân cây hoa hồng
Hình 2: Bệnh mốc xám trên các giống hoa hồng có cánh hoa dày
Hình 2: Bệnh mốc xám trên các giống hoa hồng có cánh hoa dày

Điều tiếp theo có thể xảy ra là các bào tử nấm lông xám “len lỏi” xuống THÂN CÂY HOA HỒNG. Cành cây hồng có thể bị nhiễm nấm.

+ Dấu hiệu bệnh mốc xám trên THÂN cây hoa hồng gây ra bệnh thối đen thân:

Nấm bênh Botrytis từ các cánh hoa có thể lan dần xuống cành hồng.
Nấm bênh Botrytis từ các cánh hoa có thể lan dần xuống cành hồng.

Thêm một số dấu hiệu bệnh thối đen thân do mốc xám trên cây hoa hồng mùa mưa…

benh thoi den tren cay hoa hong 2benh thoi den tren cay hoa hong

Cùng với hoa hồng thì hoa lily, hoa Tulip và hoa cúc là các đối tượng yêu thích của mốc xám.

2. Biện pháp phòng ngừa bệnh thối đen thân trên cây hoa hồng mùa mưa

+ Trước mùa mưa hoặc vào những ngày khô ráo cần tiến hành làm vệ sinh các chậu hoa hồng, nhặt hết các lá vàng lá bệnh bên dưới gốc hoa hồng.

+ Giảm độ ẩm xung quanh cây hoa hồng bằng cách cắt tỉa cành nhánh không cần thiết trên cây hoa hồng nhằm tạo độ thông thoáng, để không khí, gió có thể luồng qua mọi nơi trên cây hoa hồng.

+ Thường xuyên quan sát các cây hoa hồng, nếu thấy các dấu hiệu tương tự bên trên (cho dù là cành nhánh hoa các cánh hoa hồng nhiễm bệnh) lập tức cắt bỏ các cành nhánh bị nhiễm bệnh và tiêu hủy xa nguồn nước tưới.

Sử dụng thuốc hóa học để điều trị bệnh thối thân trên cây hoa hồng

Bệnh bệnh thối đen trên cây hoa hồng có thể được kiểm soát phần nào bằng cách phun thuốc diệt nấm như chlorothalonil (Daconil), hoặc mancozeb hoặc Sumi-eight 20 ml/bình 10 lít. (hãy cẩn thận khi phun và làm theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm).

Bên cạnh các thuốc trên, thuốc trừ nấm bệnh ALIETTE của Bayer cũng điều trị được bệnh Botrytis Blight.

Nguồn: https://www.vuonhongvanloan.com - AnBIO.vn

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận