ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH RA HOA CỦA CÂY TRỒNG BẰNG ETHEPHON

ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH RA HOA CỦA CÂY TRỒNG

BẰNG ETHEPHON VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ


Cây ăn quả của chúng ta rất phong phú và đa dạng. Tuy vậy do đặc điểm của thời tiết mà cây ăn quả chỉ thường ra hoa một lần trong năm. Lúc thu hoạch sản phẩm quả nhiều, sử dụng không kịp, bảo quản khó khăn nên một thời gian ngắn sau khi thu hoạch, quả thối hỏng rất nhiều. Các nhà máy chế biến quả đồ hộp quả chỉ hoạt động được thời gian ngắn trong năm (2-3 tháng). Do đó công nhân thiếu việc làm và lãng phí máy móc, thiết bị.


MỞ ĐẦU

  • Etylen là một Cacbuahyđro đơn ở dạng khí, được phát hiện và xếp vào nhóm phytohormones muộn nhất nhưng lại được đưa vào ứng dụng đại trà nhanh nhất, mang lại hiệu quả kinh tế to lớn. Khác với các chế phẩm hóa học khác, Etylen không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vệ sinh nông sản và môi trường. Do đó Etylen là một chất điều tiết sinh trưởng hợp thời được úng dụng rộng rãi trong nông nghiệp.
  • Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, chất tổng hợp có tác dụng tương tự etylen được sử dụng nhiều hơn cả là Ethephon (Ethrel) hay (2-CEPA) với công thức hóa học là 2-cloethylen phosphonic acid.
  • Etephon là chất lỏng không màu, không mùi. Nó được ổn định trong dạng axit và bị phá hủy ở pH lớn hơn 3,5.
  • Hàm lượng hoạt chất: 400mg/l, tỷ trọng 1,2g/ml, pH=3. Nó dễ hòa tan trong nước, ít độc với người và gia súc.
  • Thử nghiệm độ độc trên chuột cống theo đường tiêu hóa cho thấy: LD50=700mg/kg. Ethephon không độc hại với ong, ít độc với cá.
  • Ethephon không liên kết chặt chẽ trong mô cây trồng. Nó có thể được loại bỏ dễ dàng bằng cách rửa. Trong cây, Etylen được giải phóng từ Ethephon theo sơ đồ sau:

  • Cây ăn quả của chúng ta rất phong phú và đa dạng. Tuy vậy do đặc điểm của thời tiết mà cây ăn quả chỉ thường ra hoa một lần trong năm. Lúc thu hoạch sản phẩm quả nhiều, sử dụng không kịp, bảo quản khó khăn nên một thời gian ngắn sau khi thu hoạch, quả thối hỏng rất nhiều. Các nhà máy chế biến quả đồ hộp quả chỉ hoạt động được thời gian ngắn trong năm (2-3 tháng). Do đó công nhân thiếu việc làm và lãng phí máy móc, thiết bị.
  • Etylen là một ”hoocmon già hóa“, do đó xử lý Ethephon (Ethrel) chất nhả chậm Etylen cho cây trồng đã giúp cho cây ra hoa, kết quả theo ý muốn con người. Sau đây là một số kết quả đã đạt được khi áp dụng Ethephon cho ra hoa một số cây trồng ở Việt Nam.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ

1.Điều khiển ra hoa trái vụ cây thanh long

  • Thanh long là cây dài ngày (Trường quang kỳ). Tại Nam Bộ hoa nở rộ nhất từ tháng 5 tới tháng 8 (dương lịch) . Để có thanh long trái vụ, giá bán cao gấp 5-10 lần so với giá lúc rộ, những năm gần đây nhiều người trồng thanh long đã thắp đèn để thúc đẩy thanh long ra hoa trái vụ. Việc kết hợp xử lý Ethephon đã giảm thời gian thắp đèn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2.Điều chỉnh quá trình ra hoa kết trái của cây xoài, nhãn

  • Để có trái cây chín vào dịp tết, vào đầu tháng 8 âm lịch (với nhãn), vào đầu tháng 9 âm lịch (với xoài) người ta dùng Ethephon 0,1% phun ướt đều lên lá xoài, nhãn. Lá các cây này sẽ xanh đậm và co rúm lại một chút. Sau khoảng 30 ngày phun, hoa hình thành.
  • Để xử lý ra hoa trên cây nhãn, được làm theo 3 bước sau:

Bước 1: Trước khi khấc cành pha 20ml dung dịch Ethephon 0,1% phun ướt đều trên cây để giúp cây phân hóa mầm tốt, ức chế đột lá ráng.

Bước 2: Khi đọt lá của cây vừa chuyển sang màu xanh đọt chuối thì tiến hành khấc cành. Khấc ¾ số cành trên cây, rộng 5-10mm.

Bước 3: Sau khi khấc cành 5 ngày, Pha 25ml dung dịch Ethephon 0,1% phun ướt đều trên toàn cây, giúp cây làm bật mầm hoa. Sau khi xử lý 25-30 ngày cây nhãn đồng loạt ra hoa .
Đối với nhãn trái lau, nhãn trung quốc, nhãn tiêu lá bầu, nhãn xuồng cơm vàng hiệu quả sử dụng Ethephon rất tốt .

Bảng 1: Hiệu lực của Ethephon đến các yếu tố cấu thành năng suất nhãn(Thí nghiệm thực hiện tại Long Khánh - Đồng Nai, 1ha có 300 cây)

STT

Công thức

Số chùm/cây

Số trái/chùm

Trọng lượng 100 trái (kg)

01

Đối chứng(phun nước lã)

7,2

22,8

1,05

02

Khấc cành,không phun Ethephon

12,2

25,9

1,06

03

Phun Ethephon 0,1% không khấc cành

36,8

29,0

1,045

04

Khấc cành kết hợp phun 0,1% Ethephon

40,5

32,6

1,047


Bảng 2 : Ảnh hưởng của Ethephon đến năng suất trái nhãn

STT

Công thức

Độ brix(%)

Năng suất (tấn/ha)

Tăng năng suất so với đối chứng (%)

01

Đối chứng(phun nước lã)

23,3

0,520

100

02

Khấc cành,không phun Ethephon

23,0

1,005

193,2

03

Phun Ethephon 0,1 không khấc cành

23,2

3,345

643,2

04

Khấc cành kết hợp phun 0,1 % Ethephon

23,1

4,147

797,5


  • Nhìn vào các kết quả ở bảng 1 và bảng 2 chúng ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của Ethephon là tăng mùa vụ, tăng năng suất của cây nhãn mà chất lượng của quả nhãn không thay đổi. Vậy việc đưa vào các tiến bộ khoa học đã mang lại hiệu quả lớn cho các vùng trồng nhãn, xoài…

3. Điều khiển quá trình ra hoa của họ cây có múi

  • Biện pháp xử lý ra hoa cây có múi thông dụng là xiết nước và làm rụng lá. Làm như vậy cây hay bị mất sức và cho hiệu quả kém.
  • Phương pháp xử lý bằng Ethephon như sau:
  • Khi bộ lá vừa già, xanh sậm bắt đầu phun dung dịch Ethephon 0,1%, phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày, Kết hợp với việc xiết nước. Lá già bắt đầu rụng, rồi cây sẽ nhú đọt non mới và ra hoa.

Bảng 3: Hiệu lực của Ethephon đến các yếu tố cấu thành năng suất cam xanh (Vườn anh Sáu Dân, Châu Thành, Long An, 1ha có 1.600 cây).

STT

Công thức

Số trái/cây

(trung bình)

Trọng lượng trái/(g)

Năng suất

(tấn/ha)

01

Đối chứng,phun nước lã

4,5

267

1.922

02

Xiết nước,không phun Ethephon

7,2

232

2.672

03

Phun Ethephon,không xiết nước

15,7

231

5.802

04

Phun Ethephon,kết hợp xiết nước

21,3

228

7.770

Hiện nay với việc áp dụng tiến bộ khoa học, xử lý Ethephon cho ra hoa cam đồng loạt, theo ý muốn của nhà vườn, một quy trình mới được bà con nông dân tiến hành đại trà:

      + Cây trồng dày, trên 2000 cây/1 ha

      + Khai thác tập trung trong thời gian ngắn

      + Sau 3 năm khai thác thì đốn bỏ.

  1. Thúc đẩy ra hoa đồng loạt dứa

Giống dứa cayen rất khó ra hoa, đã có nông trường dứa 2-3 năm mà chưa cho ra hoa kết trái. Vì thế, việc nghiên cứu làm cho ra hoa dứa nói riêng là một việc rất cần thiết và Ethephon đã được nghiên cứu, đưa vào sử dụng đã đem lại rất nhiều kết quả khả quan.

Bảng 4: Các kết quả ứng dụng Ethephon để xử lý ra hoa dứa. So sánh với việc dùng đất đèn:

STT

Các chỉ tiêu

Dùng Ethephon 0,1%

Dùng đất đèn 1g/1 cây

Dứa Queen

Dứa Cayen

Dứa Queen

Dứa Cayen

01

Thời gian sau xử lý ra hoa

6 tuần

7 tuần

8 tuần

10 tuần

02

Tỷ lệ ra hoa

100%

90-95%

80-82%

50-55%

03

Công lao động cho 1 ha

3

3

25

25

 

Với kết quả chỉ ra bảng 4, việc sử dụng Ethephon đã làm cho dứa ra hoa từ 90-100% kết quả thật mỹ mãn. Ngoài ra việc phun dung dịch 0,1-0,2% trên cánh đồng dứa đã làm giảm hẳn công lao động. Khi dùng đất đèn phải bỏ từng viên đất đèn nhỏ vào từng ngọn dứa, Công rất lớn. Việc sử dụng Ethephon làm mất hẳn hiện tượng phát chồi ngọn, khối lượng quả dứa vào sử dụng sẽ lớn hơn. Lượng Ethephon cho 1ha là 1,1-3kg/ha, giá thành 1 kg Ethephon 100.000đ, chi phí tối đa 400.000đ/ha.

5.Làm ra hoa đồng loạt trái điều

 Cách làm được tiến hành như sau:

Bước 1: Khi cây điều bắt đầu rụng lá, để lá rụng nhanh, rụng đồng loạt và cành non đâm ra nhanh, tập trung, pha 25-30ml dung dịch Ethephon 0,2% vào 10 lít nước, phun ướt đều lên lá cây điều. Lá sẽ rụng đồng loạt.

Bước 2: Khi cành lá non có 5-7 lá pha tiếp 20-25ml dung dịch Ethephon 0,2% vào bình xịt 10 lít, phun 1-2 lần lên cây. Mỗi lần cách nhau khoảng 7 ngày, khi cây bắt đầu ra hoa thì ngưng phun.

KẾT LUẬN

1. Các kết quả nghiên cứu và ứng dụng trên diện rộng đã đưa ra một quy trình chính xác để điều khiển cho cây sinh nụ, nở hoa theo ý muốn, làm giải vụ cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế của nền nông nghiệp nước nhà.

2. Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cho mỗi loại cây, cho mỗi mục đích sử dụng thì liều lượng và cách dùng Ethephon phải tuân thủ một cách chính xác để phát huy hết tác dụng quý giá của nó, đồng thời không gây ra một tác dụng xấu nào.

3. Sau khi xử lý ra hoa cho cây trồng bằng Ethephon cần phải tuân thủ chế độ phân bón đầy đủ khi cây ra hoa và sau đó cần bón phân để tăng tỷ lệ đậu quả, tăng chất lượng và đảm bảo mẫu mã quả đẹp, đồng đều để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

TSKH. TRẦN HẠNH PHÚC 
Viện Sinh Học Nhiệt Đới 


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Bulentseva,E.A.,(1994).Effect of Haloethane-phosphonic preparations on Evolution of ethylene and Fruit Ripening,caud.Sci.(Biol),dissertation
  • Moscow:Bach Znst of Biochem.
  • Nguyễn Quang Thạch,Nguyễn Mạnh Khải,Trần Hạnh Phúc(1999).Ethelen và ứng dụng trong trồng trọt.NXB Nông Nghiệp.
  • Trần Hạnh Phúc.Kết quả bước đầu việc ứng dụng Ethrel trong nông nghiệp.Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ(1999-2000)
  • Phạm Văn Côn(2005).Các biện pháp điều khiển sinh trưởng,phát triển,ra hoa,kết quả cây ăn trái.NXB Nông nghiệp.

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận