Phòng và trừ một số bệnh hại trên cây phong lan (P2)-Bệnh đốm lá

BỆNH ĐỐM LÁ (Cercospora sp.)

Bệnh đốm lá trên cây


Bệnh đốm lá do Cercospora sp. gây hại là một trong những bệnh hại phổ biến trên phong lan. Bệnh thường gặp trên các giống lan Dendrobium, Mokara, Oncidium… 
Khi gặp thời tiết thuận lợi hoặc thiếu dinh dưỡng bệnh gây hại rất nhanh và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và ra hoa của cây.


I. Triệu chứng bệnh đốm lá:

  • Triệu chứng ban đầu của bệnh đốm lá là những đốm màu xanh nhạt xuất hiện trên lá lan, sau đó những đốm này mới ngả sang màu vàng, đồng thời mặt dưới lá xuất hiện những mảng đen có nhiều chấm nhỏ li ti. Bệnh phát triển nặng, lá lan sẽ có 3-4 đốm vàng lớn, đường kính 1-3 cm, khoảng 10-15 ngày sau thì xuất hiện nhiều đốm nâu đen đầy lá.
  • Lúc bắt đầu phát sinh ta thấy xuất hiện các chấm màu vàng ở trên và mặt dưới của lá. Chấm này sẽ lan rộng ra: Nếu gặp độ ẩm cao, mưa nhiều các bào tử sẽ bám dưới lá làm cho chúng có màu nâu hay đen.

1. Triệu chứng đốm lá do Cercospora sp. trên Dendrobium

Bệnh đóm lá trên dendrobium

 2. Triệu chứng đốm lá do Cercospora sp. trên Mokara

Bệnh đóm lá trên cây monkara

3. Triệu chứng đốm lá do Cercospora sp. trên Oncidium

đốm lá do Cercospora sp. trên Oncidium

4. Triệu chứng đốm lá do Cercospora sp. trên Grammatophyllum (Hoàng Hậu)

Đốm lá do Cercospora sp. trên Grammatophyllum (Hoàng Hậu)


II. Điều kiện phát sinh và phát triển bệnh đốm lá

  • Bệnh gây hại vào mùa mưa ở những vườn lan có độ ẩm cao. Bệnh xuất hiện nhiều ở những vườn ít được chăm sóc, vệ sinh kém và vườn lan không thông thoáng.
  • Bệnh này thường gặp ở các cây có lá màu xanh thẫm, ở các chồi già, lá già.
  • Ngoài ra bệnh có thể phát sinh do cây Phong Lan bị các loại sâu hại tấn công như nhện đỏ, riệp sáp, rầy nâu... rây các vết thương tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây hại cho cây.

I. Biện pháp phòng trị bệnh đốm lá

- Kiểm tra chậu lan thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trị kịp thời. Nên mạnh dạn cắt bỏ những lá bị bệnh hại nặng đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để giảm bớt nguồn bệnh trong khu vực giàn lan và tránh bệnh lây lan sang những chậu lan, cây lan khác.

- Trước khi trồng nếu có điều kiện nên xử lý chậu lan và giá thể trổng lan (chất trồng lan: than củi, dớn, vỏ dừa...) bằng thuốc khử trùng Benkona.

- Không nên tưới nước cho cây lan quá nhiều, nhất là vào buổi chiều tối

- Không nên che kín bít bùng giàn lan, nên tạo cho giàn lan nhận được đầy đủ ánh nắng mặt trời theo yêu cầu của từng loài lan, tạo cho giàn lan thông thoáng gió.

- Thường xuyên vệ sinh vườn, thu gom lá vàng, rụng đem xa khỏi vườn, hoặc chôn, đốt để tránh lây lan. Định kỳ phun thuốc phòng ngừa mỗi tháng 2 lần với nồng độ thấp.

- Nếu thấy cây lan chớm có bệnh thì hạn chế tưới nước và tiến hành phun thuốc BVTV, khi phun thuốc trị bệnh phải phun đều hai mặt lá và ngay sau đó phải bổ sung phân bón lá hoặc phân vi lượng để cây được phục hồi sau khủng hoảng. Có thể dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật sau: Ridomil Gold 68WP, Daconil 75WP, Topsin M 70WWP,...Bên cạnh đó có thể bổ sung hợp chất kẽm cho cây trồng như Micro Zn, Antracol,...

AnBIO.vn chúc bạn thành công!

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận