Tác động gây hại của nấm bệnh phytophthora đối với cây Sầu Riêng và cách sử dụng thuốc AGRI-FOS 400 kích kháng để ngăn chặn bệnh bảo vệ cây

Hiện nay, các cơn mưa lớn kéo dài trên diện rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại nhiều loại cây trồng, nhất là các vườn tại tại khu vực có chân đất thấp đã phát sinh triệu chứng chảy nhựa, chảy gom trên. Đây là một trong những triệu chứng của bệnh Phytophthora, đối tượng bệnh hại rất quan trọng trên cây sầu riêng, gây ảnh hưởng lớn quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất cuối vụ. Bệnh do Phytophthora thường được gọi bằng nhiều tên khác nhau, tùy thuộc vào bộ phận bị hại như: bệnh thối rễ, nứt thân, nứt quả, xì mủ, chảy gom, chảy nhựa, …


Hiện tượng và triệu chứng của cây Sầu Riêng bị nhiễm nấm bệnh phytophthora

Nấm Phytophthora sp. gây hại trên sầu riêng từ giai đoạn vườn ươm đến cây trưởng thành và cây đang cho quả, hại trên rễ, thân, lá, hoa và quả.

  • Trên rễ: Cây sầu riêng trồng trên vùng đất thấp, ẩm độ cao dễ nhiễm nấm Phytophthora sp, rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm, sau đó nấm lây lan dần đến phần thân cây phía trên làm chảy nhựa thân, bộ lá chuyển màu vàng, cây không phát triển và chết dần.
  • Trên thân, cành: Nấm lây lan dần lên phần thân cây phía trên làm chảy nhựa trên bề mặt vỏ thân, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu. Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang màu hồng nhạt có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra thấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành. Cây bị bệnh nặng không phát triển và chết dần.

     https://ttbvtv.lamdong.gov.vn/images/bai-viet/phytop_8.jpg            https://ttbvtv.lamdong.gov.vn/images/bai-viet/phytop_7.jpg    https://ttbvtv.lamdong.gov.vn/images/bai-viet/phytop_1.jpg      https://ttbvtv.lamdong.gov.vn/images/bai-viet/phytop_2.jpg

  Vết bệnh trên thân, cành          Vết bệnh trên rễ                      Vết bệnh trên lá                       Vết bệnh trên quả

  • Trên lá: Vết bệnh đầu tiên là những đốm đen nâu nhỏ trên mặt lá và lan rất nhanh, bộ lá chuyển màu vàng rồi sau vài ngày lá chuyển thành màu nâu, lá bị nhũn rồi khô dần và rụng theo từng cành hay một phía của cây.
  • Trên quả: Vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ màu nâu đen thường xuất hiện ở vị trí dọc theo chiều từ cuống quả trở xuống xung quanh quả, sau đó phát triển thành hình tròn hay loang lổ và có màu nâu trên vỏ quả. Khi quả già vết bệnh nứt ra và phần thịt quả bên trong bị thối, có rất nhiều sợi nấm màu trắng trên vết bệnh và làm quả sầu riêng rụng trước khi chín.Bệnh thối trái sầu riêngBệnh thối trái sầu riêng

Phương thức lan truyền nguồn bệnh

Nấm Phytopthora sp. thường lưu tồn trong đất, có khả năng thích ứng và tồn tại trong điều kiện bất lợi. Sợi nấm và bào tử còn lưu tồn trong các vết bệnh trên thân, trên cành, trên lá, trái bị bệnh và các xác bã thực vật, từ đây nấm dễ dàng phát tán khi gặp điều kiện thuận lợi. Khi gặp điều kiện thuận lợi như gió to, mưa nhiều nấm sẽ lây lan, phát triển rất mạnh. Vườn bị ngập úng nước càng lâu thì áp lực bệnh càng lớn.


Giới thiệu về thuốc AGRI-FOS 400 cùng cơ chế hoạt động của nó

  • Thuốc bảo vệ thực vật AGRI-FOS 400 là một sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuần thân thiện với môi trường. Thuốc AGRI-FOS 400 kích thích hệ miễn dịch của cây trồng trong việc đề kháng các loại bệnh, hạn chế tác động hủy diệt mầm bệnh dễ sản sinh cơ chế kháng thuốc và ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
  • Thuốc gồm có 400 g/L hoạt chất Phosphonate trong hỗn hợp 2 muối KH2PO3 (Mono-potassium phosphonate) và K2HPO3 (Di-potassium phosphonate).
  • Khi thuốc được hấp thụ sẽ phân ly thành các loại ion K+ và HPO3-- lưu dẫn 2 chiều trong cây.
  • K+ : đóng vai trò như một chất bôi trơn làm gia tăng hoạt động quang hợp, hô hấp, hoạt hóa nhiều enzym giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất trong cây.
  • HPO3-- : có 2 vai tác động chính:
    • Kích hoạt các thụ thể trên màng nguyên sinh để nhận biết các phân tử của mầm bệnh;
    • Đi vào trong nhân tế bào và khởi động các gen sinh tổng hợp các chất đề kháng cho cây như Phytoalexins, PR-protein cũng như các chất làm dày vách tế bào Polysaccharides.
    • HPO3-- sau khi làm xong nhiệm vụ kích kháng chủ động cho cây, sẽ tham gia vào quá trình tổng hợp ATP cung cấp năng lượng cho hoạt động trao đổi chất của cây. Còn K+ làm tăng độ chống chịu của cây cũng như làm tăng độ ngọt, năng suất và màu sắc của nông sản.
  • Sự tăng cường 2 chất P và K của thuốc AGRI-FOS 400 giúp cân bằng được lượng Đạm (N) dư thừa trong cây.
  • Sự kết hợp giữa K+ và HPO3-- còn dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất các chất đề kháng cũng như gia tăng sức chống chịu của cây trồng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Hệ quả theo sau là cây cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn nhờ hoạt động trao đổi chất mạnh này.
  • Như vậy, các thành phần trong thuốc AGRI-FOS 400 đã được cây sử dụng triệt để cho nhu cầu phòng trị bệnh và tăng cao năng suất chất lượng của nông sản. Do đó, thuốc AGRI-FOS 400 không để lại tồn dư độc hại nào trong cây trồng.
  • Việc sử dụng thuốc AGRI-FOS 400 đã được phổ biến rộng rãi trên 35 quốc gia, trong đó có các quốc gia phát triển như Úc, Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Brazil, Nam Phi...


Cơ chế trị bệnh của thuốc Agri-Fos 400

Agri-Fos 400 diệt bệnh bằng cơ chế kích kháng chủ động (không diệt trực tiếp bằng chất độc, mà kích kháng cây tiết ra chất đề kháng đặc biệt như Phytoalexin, PR-proteins... tấn công tiêu diệt mầm bệnh, tạo tín hiệu báo động cho các tế bào còn lại hình thành hệ thống đề kháng chủ động cho cây). Thuốc giúp sản xuất các chất Polysacharides làm dày vách tế bào, phá vỡ lớp ngụy trang của nấm bệnh giúp hệ thống đề kháng phát hiện và tiêu diệt. Hệ thống này còn có hiệu lực phòng bệnh kéo dài đến 60 ngày và giúp cây chống lại một số tác nhân gậy hại khác.

Agri-Fos 400 trực tiếp ngăn chặn sự hình thành bào tử của nấm Phytophthora, Pythium, vi khuẩn Erwinia, Veturia... khoanh vùng nhiễm bệnh không cho vết loét lây lan, làm lành vết bệnh do tạo ra Ethylen và enzym lytase phân hủy tế bào chết.

Agri-Fos 400 gồm 400 g/l momo-potassium phosphonate và di-potassium phosphonate được tổng hợp từ acid phosphorous và phụ gia tạo thành dạng Phosphite PO3 có tác dụng trị bệnh, rất linh động nên dể dàng được hấp thu khi phun qua lá, rễ, tiêm thân, ngâm hom, nhúng cây con, quét vào vết thương..., lưu dẫn mạnh hai chiều trong xylem và phloem đến các bộ phân trong cây, hoàn toàn không độc hại, an toàn cho người, không gây hại vi sinh vật có lợi, không có thời gian cách ly sau thu hoạch.

Agri-Fos 400 không bị kháng thuốc, giúp cây mạnh khỏe, phục hồi bền vững, tăng năng suất, chất lượng mẫu mã...

- Phosphite trong Agri-Fos 400 khác biệt hoàn toàn với phân bón phosphat vì Phosphite có công thức phân tử là PO3 còn phân bón phosphat có công thức phân tử là PO4. Phân phosphate PO4 không linh động và không có tác dụng trị bệnh.

Đặc tính của thuốc:

  • Thuốc rất linh động nên được hấp thu nhanh, lưu dẫn mạnh 2 chiều lên lá và xuống rễ
  • Thuốc được hấp thu vào bằng con đường lá, rễ, tiêm thân, ngam hạt giống, ngâm hôm, ngâm chồi…
  • Kích thích hệ thống đề kháng của cây để tiêu diệt mầm bệnh.
  • Gửi tín hiệu báo động hình thành cơ chế phản vệ.
  • Ngăn chặn hình thành và ức chế bào tử gây bệnh.
  • Làm dày vách tế bào do giúp cây sản xuất các chất polysaccharides.
  • Sản sinh enzyme Lytic và ethylen cô lập vùng bệnh để làm lành vết thương.
  • Hình thành và phát triển bộ rễ mới chống lại tác nhân bất lợi cho cây.
  • Chống oxy hoá, làm trẻ hoá cây khi sử dung lâu dài.
  • Cây phát triển bền vững, làm tăng năng suất, chất lượng, phẩm chất và màu sắc của nông sản.
  • Không gây hại cho hệ sinh vật có lợi và môi trường.

Cách sử dụng Agri-Fos 400 để phòng trừ Phytophthora trên cây Sầu Riêng

https://ttbvtv.lamdong.gov.vn/images/bai-viet/phytop_5.jpg

xử lý vết bệnh nứt thân chảy nhựa sầu riêng

Xử lý vết bệnh

  • Phòng bệnh: Phun ướt đều tán lá (nộng độ 0.5%) định kỳ mỗi tháng. Kết hợp tưới vào cỗ rễ từ gốc cây rộng ra 30 - 100cm, nếu cổ rễ nằm sâu trong đất thì dùng tia nước xoi đất xung quanh gốc hoặc dùng cần sục để đưa thuốc vào, pha nông độ 1% (2L/ 200 lít nước), 2 - 20L dung dịch/ cây trưởng thành; 1 - 2L dung dịch/ cây con. Hoặc tiêm thân (áp dụng cho cây có đường kính thân trên 15cm) pha thuốc theo tỉ lệ 1:1, tiêm 2ml dung dịch cho mỗi 1cm đường kính mỗi lần cách nhau 60 - 75 ngày khi bất đầu vào mùa mưa.
  • Trị bệnh: Phun ướt đều tán lá (nộng độ 0.5%) kết hợp tưới vào cổ rễ (Nồng độ 1%) hoặc tiêm thân. Xử lý 3 lần liên tiếp, cách nhau 15 ngày.
  • Phòng bệnh thối quả: Phun ướt đều tán lá và quả (nộng độ 0.5%) định kỳ mỗi tháng. Kết hợp 3 lần tưới vào cổ rễ (nông độ 1%), 6 - 20 Lít dụng dịch/ cây tùy theo độ tuổi. Hoặc 3 lần tiêm thân, mỗi lần cách nhau 1 tháng kể từ khi quả to bằng quả trứng gà.
  • Trị bệnh thối quả: Pha nồng độ 2% (2L/ 100L) rồi phun ướt đều vào quả. Phun 2 lần cách nhau 3 - 5 ngày.

Lưu ý: KHÔNG KHÁNG THUỐC.  Đất phải đủ nước trong thời gian xử lý thuốc. Không pha chung với thuốc gốc Đồng (Cu), carben-dazim, nhũ dầu, bám dính.


Sử dụng thuốc AGRI-FOS 400 kích kháng là một phương pháp hiệu quả để ngăn chặn và điều trị bệnh phytophthora trên cây Sầu Riêng. Thuốc AGRI-FOS 400 không chỉ giúp bảo vệ cây trồng khỏi sự tấn công của nấm phytophthora mà còn giúp cải thiện sức khỏe và năng suất của cây. Điều này đồng nghĩa với việc tăng thu nhập cho người nông dân và đảm bảo nguồn cung cây trồng ổn định cho ngành công nghiệp.

Mua sản phẩm AGRI-FOS 400 tại đây

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận